Lịch sử cuộc xung đột Xung_đột_Ả_Rập-Israel

Khởi đầu-1948

Cuộc di cư Do Thái vào Vùng đất Israel/Palestine dưới thời cầm quyền của Đế chế Ottoman và sau này dưới thời ủy trị Anh đã làm gia tăng căng thẳng giữa dân tộc Do Thái và các sắc dân Ả Rập trong vùng.[13]

Tới cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc xung đột đã trở thành một vấn đề quốc tế lớn. Liên hiệp quốc, Hoa KỳLiên bang Xô viết quyết tâm đưa ra một giải pháp hai quốc gia. Cuộc phân chia do Liên hiệp quốc ủy nhiệm được tiến hành năm 1948, nhưng bị người Palestine và nhiều quốc gia Ả Rập phản đối.[14]

Israel tuyên bố độc lập ngày 14 tháng 5 năm 1948. Hầu như ngay lập tức, Ai Cập, Liban, Syria, TransjordanIraq tuyên bố chiến tranh với nhà nước non trẻ. Tới cuối cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948, Israel đã mở rộng thêm khá nhiều biên giới của mình, và ký kết những thỏa thuận ngừng bắn với các nước Ả Rập láng giềng.[15]

1949-11 tháng 6 năm 1967

Năm 1954, Ai Cập bắt đầu phong toả Eo Tiran, ngăn cản mọi con tàu tới Eilat.[16] Ngày 26 tháng 7 năm 1956, Ai Cập quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Suez, và đóng cửa kênh đào này với tàu bè Israel.[17]

Israel trả đũa ngày 29 tháng 10 năm 1956, bằng cách xâm chiếm Bán đảo Sinai với sự hỗ trợ của Anh và Pháp. Trong cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez, Israel đã chiếm Dải Gaza và Bán đảo Sinai. Hoa KỳLiên hiệp quốc nhanh chóng gây sức ép buộc nước này ngừng chiến,[17][18]mở lại đường biển trong khu vực, hoàn thành việc rút hoàn toàn quân đội Israel khỏi lãnh thổ Ai Cập, và giải giáp hoàn toàn Sinai. Lực lượng Khẩn cấp Liên hiệp quốc (UNEF) được triển khai để giám sát việc giải giáp.[19]

Ngày 19 tháng 5 năm 1967, Ai Cập trục xuất các quan sát viên UNEF,[20] và triển khai 100.000 binh sĩ tại Bán đảo Sinai.[21] Sau đó nước này đóng cửa Eo Tiran đối với tàu bè Israel,[22][23] khiến tình hình khu vực quay trở lại như giai đoạn trước năm 1956. Ngày 30 tháng 5 năm 1967, Jordan tham gia một hiệp ước phòng vệ chung với Ai Cập và Syria. Tổng thống Nasser tuyên bố: "Mục tiêu căn bản của chúng ta là phá huỷ Israel. Người Ả Rập muốn chiến đấu."[24]

Để trả đũa, ngày 5 tháng 6 Israel tung hầu hết tất cả máy bay của mình vào một cuộc tấn công không quân phủ đầu vào Ai Cập. Không quân Israel (AIF) đã tiêu diệt hầu hết Không quân Ai Cập - vẫn đang bất ngờ trước cuộc tấn công, sau đó quay về phía đông tiêu diệt nốt các lực lượng không quân Jordan, Syria và Iraq.[25] Cuộc tấn công này là yếu tố chủ chốt dẫn tới chiến thắng của Israel trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày.[21][23]

12 tháng 6 năm 1967-1973

Mùa hè năm 1967, các lãnh đạo Ả Rập gặp mặt tại Khartoum về cuộc chiến tranh nhằm tìm ra một lập trường chung với Israel. Họ đạt đến đồng thuận như sau:

  • Không công nhận Nhà nước Israel.
  • Không có hòa bình với Israel.
  • Không đàm phán với Israel.[26]

Năm 1969, Ai Cập đưa ra sáng kiến Chiến tranh Tiêu hao, với mục tiêu làm kiệt quệ nhà nước Israel buộc họ đầu hàng tại Bán đảo Sinai.[27] Cuộc chiến tranh chấm dứt với cái chết của Nasser năm 1970.

Ngày 6 tháng 10 năm 1973, Syria và Ai Cập tấn công Israel vào ngày lễ Yom Kippur, lấn lướt lực lượng quân sự bất ngờ của Israel.[28][29] Cuộc Chiến tranh Yom Kippur ảnh hưởng tới sự đối đầu gián tiếp giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết.Khi Israel đã chiếm lại ưu thế trên chiến trường, Liên bang Xô viết đã đe dọa can thiệp quân sự. Hoa Kỳ, thận trọng với cuộc chiến tranh hạt nhân, đã giàn xếp một cuộc ngưng bắn ngày 25 tháng 10.[28][29]

1974-2000

Ai Cập

Sau Hiệp ước Trại David cuối thập kỷ 1970, Israel và Ai Cập đã ký kết một hiệp ước hòa bình vào tháng 3 năm 1979. Theo những điều khoản của nó, Bán đảo Sinai được trao trả lại cho Ai Cập, và Dải Gaza tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Israel, sẽ được gộp vào trong nhà nước Palestine tương lai.[30]

Jordan

Tháng 10 năm 1994, Israel và Jordan đã ký kết một hiệp ước hòa bình, quy định sự hợp tác song phương, một sự kết thúc những sự thù địch, và một giải pháp với những vấn đề còn chưa được giải quyết.[15]

Iraq

Tháng 6 năm 1981, Israel đã thành công trong việc tấn công phá hủy cơ sở hạt nhân mới được xây dựng của Iraq trong Chiến dịch Opera.

Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Iraq đã bắn 39 tên lửa vào Israel, với hy vọng thống nhất thế giới Ả Rập chống lại liên quân đang tìm cách giải phóng Kuwait. Trước yêu cầu của Hoa Kỳ, Israel đã không trả đũa các cuộc tấn công này nhằm ngăn chặn sự bùng phát thêm của cuộc chiến.[15]

Liban

Năm 1970, sau một cuộc nội chiến kéo dài, vua Hussein đã trục xuất PLO khỏi Jordan. PLO chuyển sang đóng tại Liban và từ đó tung ra các cuộc tấn công nhằm vào Israel. Năm 1981, Syria, đồng minh của PLO, bố trí tên lửa tại Liban. Tháng 6 năm 1982, Israel xâm chiếm Liban. Trong vòng 2 tháng, PLO đã đồng ý rút lui.

Tháng 3 năm 1983, Israel và Liban ký kết một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, Syria đã gây sức ép buộc Tổng thống Amine Gemayel phải hủy bỏ hiệp ước này vào tháng 3 năm 1984. Tới năm 1985, các lực lượng Israel hầu như đã rút toàn bộ khỏi Liban,[15] Israel đã hoàn thành việc rút quân vào tháng 5 năm 2000, để lại một khoảng trống quyền lực và Syria cùng Hezbollah đã nhanh chóng nắm lấy.[31]

Palestine

Năm 1987, Phong trào Intifada lần thứ nhất bắt đầu. PLO bị trục xuất khỏi các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề cho tới khi họ công nhận Israel và từ bỏ chủ nghĩa khủng bố trong năm sau đó. Năm 1993, Israel và PLO đã ký kết Hiệp ước hòa bình Oslo, và bản "Tuyên bố về các Nguyên tắc" của họ, cùng với Tiến trình hòa bình, đã được coi là kim chỉ nam cho những quan hệ Israel-Palestine từ đó tới nay.[15]

2000-hiện nay

Để chống lại al-Aqsa Intifada, Israel đã tung ra cái gọi là cuộc tấn công vào các cơ sở khủng bố tại các trung tâm đô thị chính ở Bờ Tây năm 2002. Bạo lực một lần nữa lại lan tràn trong vùng. Với hy vọng tái khởi động tiến trình hòa bình, thủ tướng Israel Ariel Sharon đã bắt đầu chương trình đơn phương rút quân khỏi Dải Gaza năm 2003. Chính sách này được thực thi toàn bộ vào tháng 8 năm 2005.[32]

Tháng 7 năm 2006, các chiến binh Hezbollah đã tấn công một đoàn xe quân sự Israel, bắt cóc hai binh sĩ và giết hại bảy người khác, dẫn tới cuộc Xung đột Israel-Liban năm 2006.[30] Một cuộc ngừng bắn được Liên hiệp quốc bảo trợ bắt đầu có hiệu lực ngày 14 tháng 8 năm 2006, chính thức chấm dứt cuộc xung đột.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xung_đột_Ả_Rập-Israel http://www.dommartin.cc/COEXISTENCE%20WEB/COVER.ht... http://www.britannica.com/eb/article-219430/Israel http://www.britannica.com/eb/article-219432/Israel http://www.cnn.com/2006/WORLD/meast/08/14/mideast.... http://www.cnn.com/SPECIALS/2003/mideast/ http://diplomacymonitor.com/stu/dm.nsf/issued?open... http://factsofisrael.com/blog/index.php http://www.haaretz.com/ http://www.haaretz.com/print-edition/news/memorial... http://web.israelinsider.com/bin/en.jsp?enPage=Hom...